Báo cáo kết quả học tập tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản của sinh viên Nguyễn Minh Trí

[SIE] Đại học Tsukuba được thành lập năm 1872 và trở thành một trong số những trường đại học lâu đời nhất ở Nhật Bản. Đại học Tsukuba được xếp hạng trong top 10 trường đại học hàng đầu tại Nhật Bản và xếp hạng 172 toàn thế giới. Đại học Tsukuba tọa lạc tại thành phố Tsukuba, quận Ibaraki của Nhật Bản. Đại học Tsukuba có khuôn viên chính với tổng diện tích là 258 ha, là trường có diện tích khuôn viên rộng thứ 2 Nhật Bản.

Sau đây là bản báo cáo kết quả học tập và sinh hoạt trong 5 tháng từ tháng 4/2017 đến 8/2017 và những thuận lợi, khó khăn tại Đại học Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản theo chương trình trao đổi sinh viên các nước Đông Nam Á (AIMS) như sau:

1. Cuộc sống tại Nhật Bản:

·        Tsukuba là thành phố ngoại ô, khá yên tĩnh và mát mẻ cùng với khí hậu khá là lạnh vào tháng tư nên cần chuẩn bị quần áo ấm khi sang Nhật vào dịp này. Gần trường có siêu thị bán mọi mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, đồ gia dụng nên không phải tốn công đi mua như ở bên Việt Nam.

·        Giá cả bên Nhật thì khá là đắt đỏ so với Việt Nam, nếu có ý định tiết kiệm thì có thể mua đồ ăn về nấu và tốt hơn cả là đi làm thêm và công việc làm thêm ở đây chỉ yêu cầu bạn có khả năng giao tiếp tiếng Nhật cơ bản.

·        Phong cách làm việc của người Nhật thì rất là đúng giờ, nghiêm chỉnh. Nhưng khả năng tiếng Anh của họ thì đa số khá là hạn chế nhưng họ sẽ luôn giúp đỡ bằng mọi cách nếu ta có vấn đề cần giải đáp.

2. Các chuyến đi ngoại khóa

·        Tham quan xung quanh Đại học Tsukuba.

·         Đi thăm quan và gặp mặt học sinh của trường PTTH tại tỉnh Saitama để trao đổi văn hóa và giải đáp những thắc mắc về văn hóa và giáo dục.

·        Đi dã ngoại: tới núi Tsukuba để nghiên cứu về quá trình hình thành và nghiên cứu về địa chất của núi Tsukuba. Sau đó đi đến ngôi làng cổ, được biết thêm nhiều về cách xây dựng nhà, cách bố trí ngôi nhà và những đặc điểm cơ bản của nhà ở Nhật Bản. Sau đó, di chuyển đến hồ Kasumigaura để nghiên cứu về mức độ ô nhiễm và các hướng giải quyết.

·        Đi đến nhà máy làm lụa tơ tằm và được thử làm vải lụa.

·        Đi đến nhà máy làm giấy, được trải nghiệm công việc làm giấy Nhật Bản và được tự tay làm giấy.

·        Tham quan khu nhà nghiên cứu của trường Đại học Tsukuba.

·        Và đặc biệt hơn cả là mỗi tối thứ 5 hàng tuần sẽ có Asian Café là nơi giao lưu, trao đổi văn hóa của các nước trong khối Asean. Đó là cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về phong tục tập quán và được thưởng thức những món ăn truyền thống của các nước bạn.

4. Chi phí sinh hoạt:

Phí sinh hoạt trung bình hàng tháng: 6 triệu VNĐ (30.000 yên)

5. Các môn học đăng ký

·        Tiếng Nhật Tổng quát 1A (Comprehensive Japanese 1A): điểm A (4 tín chỉ)

·        Hán tự 1A (Kanji 1A): điểm A (1 tín chỉ)

·        Giới thiệu văn hóa Nhật Bản (Introduction to Japanese Culture): điểm A (1.5 tín chỉ)

·        Sự hình thành và biến đổi của đương đại (Formation and Transformation of Contemporary): điểm A (1.5 tín chỉ)

·        Ngôn ngữ nhân chủng học (Linguistic Anthropology): điểm B (2 tín chỉ)

·        Sinh vật biển I (Marine Biology I): điểm B (1 tín chỉ)

·        Công nghệ quản lý môi trường nước(Water Environmental Management Technology): chưa biết điểm (1 tín chỉ - intensive)

·        Xã hội toàn cầu cơ bản (Basic Global Society): điểm B (1 tín chỉ)

·        Thảo luận các vấn đề toàn cầu trong khối ASEAN (Trans-ASEAN Global Agenda Debate): điểm B (1 tín chỉ)

·        Thực tập về các vấn đề toàn cầu  (Global Issue Internship): điểm A (1 tín chỉ)

·        Thực tập chuyên ngành III (Specialize Field Practice III): điểm A (1 tín chỉ)

·        Thực tập chuyên ngành V (Specialize Field Practice V): điểm A (1 tín chỉ)

·        Thực tập chuyên ngành VI (Specialize Field Practice VI): điểm A (1 tín chỉ)

6. Thuận lợi và khó khăn:

a) Thuận lợi:

·        Mở mang sự hiểu biết, phong cách làm việc của người Nhật và lối tư duy, suy nghĩ. Tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, hiểu thêm được lối sống của họ.

·        Tạo khả năng thích ứng với môi trường mới.

·        Khu ký túc xá sạch sẽ, tiện nghi.

·        Nhiều trải nghiệm mới: đồ ăn, thức uống.

·        Cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại

b) Khó khăn:

·        Phần lớn người bản địa không thể giao tiếp bằng tiếng Anh.

·        Chi phí sinh hoạt, ăn uống đắt đỏ.

·        Đồ ăn.

7. Nhận xét chung:

·        Chi phí ăn uống khá là đắt đỏ nhưng khi tự mình nấu ăn thì sẽ tiết kiệm được hơn rất nhiều (khoảng 30.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/bữa).

·        Thời tiết khí hậu khá lạnh vào khoảng từ tháng 4 (nhiệt độ khoảng 10 độ) đến đầu tháng 7, sau tháng 7 thì nhiệt độ nóng hơn nhưng vẫn mát mẻ hơn ở Việt Nam.

·        Đi lại có 2 phương án: đi bằng xe buýt (mua buspass – 8.600 yên/1 năm – khoảng 1.120.000 VNĐ), hoặc mượn xe đạp của chương trình (2.000 yên – 400.000 VNĐ) hoặc mua xe đạp (tùy giá).

·        Nên mang đồ ăn từ nhà đi theo để phòng những hôm đầu tiên đến và không hợp với đồ ăn bên Nhật.

Sau đây là 1 số hình ảnh em có chụp được trong đợt đi trao đổi:

Trao đổi văn hóa với học sinh THPT ở tỉnh Saitama

Sinh viên trong chương trình TAG/AIMS

Một khu học của Đại học Tsukuba

Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm Đào Tạo Quốc Tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho em có cơ hội sang và học tập tại Nhật Bản. Qua chuyến đi vừa rồi, dù chỉ có kéo dài 5 tháng ngắn ngủi nhưng đã để lại trong em biết bao nhiêu trải nghiệm mới mẻ, có ích. Biết được phong cách sinh hoạt và làm việc của người Nhật lại còn được giao lưu, trao đổi văn hóa với bạn bè trong khối cộng đồng ASEAN, tất cả đều là những thứ mới mẻ và bất ngờ đối với em. Qua chương trình này, em kính mong Trung tâm và Nhà trường duy trì và phát triển thêm nhiều chương trình trao đổi sinh viên để tạo thêm nhiều điều kiện cho các bạn sinh viên.

Nguyễn Minh Trí

Lớp 57NKN