Đổi mới chương trình đào tạo môn Tiếng Anh-Chương trình tiên tiến, Trường Đại học Thủy Lợi

[SIE] Sau một năm thực hiện, chương trình mới đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 9 năm 2017, số sinh viên CTTT khóa 58 đạt chuẩn tiếng Anh cho năm thứ nhất (4.5 IELTS)  là 74% và  32% đạt 5.5 IELTS.

                                                        Nguyễn Thị Hồng Anh – Bộ môn Tiếng Anh

1. GIỚI THIỆU

Chương trình tiên tiến (CTTT)– Trường Đại học Thủy Lợi đã thực hiện được 9 năm kể từ năm 2008. Chương trình được thực hiện theo các thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Thủy Lợi với hai đại học đối tác của Hoa Kỳ: Đại học Arkansas và Đại học bang Colorado với mục tiêu đào tạo các kỹ sư vừa có trình độ chuyên môn tốt, vừa có năng lực ngoại ngữ để lao động, học tập và hòa nhập với môi trường quốc tế. Vì vậy, học tiếng Anh trở thành nhiệm vụ hàng đầu, cơ bản của sinh viên CTTT kể từ năm thứ nhất. Với tầm quan trọng của môn học như vậy, Bộ môn Tiếng Anh – Trung tâm Đào tạo Quốc tế luôn cố gắng thay đổi, hoàn thiện để việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất. Từ năm học 2016 - 2017, Bộ môn đã áp dụng nội dung chương trình giảng dạy môn Tiếng Anh hoàn toàn mới cho sinh viên CTTT.

2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MỚI

Theo khung chương trình mới, sinh viên được học 5 học phần Tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, với tổng số tín chỉ là 40, tương đương 600 tiết học.

Bậc học

 

Học phần

Trình độ tương đương

Số tín chỉ

Số tiết

học

Số tuần

 

Học kì

(dự kiến)

 

Ghi chú

1

Học phần tăng cường

A1

8

120

6 tuần

 

Học kì 1

Tính điểm điều kiện để học tiếp trình độ A2

2

Học phần tăng cường

A2

8

120

6 tuần

 

Học kì 1

Tính điểm điều kiện để học tiếp trình độ B1

3

Học phần theo chương trình đào tạo ( Nghe nâng cao 1, Nói nâng cao 1, Đọc nâng cao 1, Viết nâng cao 1)

B1

8

120

6 tuần

 

Học kì 2

Tính điểm học kì 1                    (Điểm QT + Điểm thi)

4

Học phần tăng cường

B1*

8

120

6 tuần

 

Học kì 2

Tính điểm điều kiện để học tiếp trình độ B2

5

Học phần theo chương trình đào tạo( Nghe nâng cao 2, Nói nâng cao 2, Đọc nâng cao 2, Viết nâng cao 2)

B2

8

120

6 tuần

Học kì 2 + Học kì hè

Tính điểm học kì 2

(Điểm QT + Điểm thi)

 

 

Bộ môn sử dụng giáo trình LIFE – Cengage, một giáo trình hiện đại, đặc biệt ưu việt trong việc hỗ trợ giáo viên trong quá trình giao nhiệm vụ và giám sát quá trình tự học của sinh viên.

Chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên CTTT cũng được thay đổi từ TOEFL sang IELTS. Theo đó, sinh viên phải đạt 4.5 IELTS khi kết thúc năm học đầu tiên và phải đạt 5.5 IELTS khi tốt nghiệp.

Với chương trình đào tạo mới, sinh viên được kiểm tra trình độ từ đầu năm học; theo đó các em được  theo học các lớp phù hợp với trình độ của mình. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ môn Tiếng Anh mạnh dạn áp dụng điều kiện tiên quyết cho các học phần. Sinh viên buộc phải đạt các học phần nhất định mới đủ điều kiện đăng kí các học phần kế tiếp.

3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN

Sau một năm thực hiện, chương trình mới đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 9 năm 2017, số sinh viên CTTT khóa 58 đạt chuẩn tiếng Anh cho năm thứ nhất (4.5 IELTS)  là 74% và  32% đạt 5.5 IELTS. Quan trọng hơn, chương trình mới cùng cách giảng dạy và các tiêu chí đánh giá mới đã mang đến cho các em quan điểm mới về cách học, mục tiêu và động lực tích cực cho môn học này. Lần đầu tiên các em nhận ra học tiếng Anh không phải chỉ để thi đỗ các kì thi mà quan trọng hơn đây là công cụ giúp các em học tập, giao tiếp và làm việc.

Với cách dạy tiên tiến theo định hướng giao tiếp, chương trình đã mang lại kết quả tốt cho việc phát triển các kĩ  năng thực hành tiếng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và các kĩ năng mềm (thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin, trích nguồn) cho sinh viên.

Để đáp ứng được nội dung chương trình mới và khai thác hiệu quả giáo trình mới trên lớp, các giáo viên đã chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy, luôn tìm tòi các hoạt động phù hợp để giờ học sinh động và hiệu quả. Nhằm giúp sinh viên chủ động, sáng tạo trong việc học tập, giáo viên đã thực hiện tốt hai vai trò cuả mình. Những lúc cần thiết giáo viên là người giảng dạy thuyết trình (presenter). Khi sinh viên có khả năng tự giải quyết vấn đề, giáo viên trở thành người hỗ trợ (facilitator). Vì thế các thầy cô và sinh viên luôn có các giờ học hiệu quả, và thú vị.

4. KẾT LUẬN

Sau một năm thực hiện, tuy còn có một số điểm cần điều chỉnh cùng một vài  khó khăn trong giai đoạn thực hiện ban đầu, nhưng các giáo viên và sinh viên CTTT luôn nỗ lực thực hiện và tin tưởng  chương trình đào tạo mới sẽ thành công.